Site icon Hệ thống bán lẻ Surface, phụ kiện Microsoft chính hãng tại Việt Nam

Tháo tung chiếc Surface Studio đình đám để khám phá cấu tạo bên trong

Surface Studio là sự kết hợp mạnh mẽ giữa một chiếc PC cao cấp và một chiếc laptop 2 trong 1. Với thiết kế độc đáo, Surface Studio có một chỗ đứng đặc biệt trong những doanh nghiệp và các nhà sáng tạo. Với những ai đang tò mò về cấu tạo bên trong của chiếc Surface lai này, thì bài viết này sẽ thật sự hữu ích.

Xem thêm:

Cấu hình của Surface Studio

Khám phá cấu tạo bên trong Surface Studio

Đầu tiên là tháo chân đế ra. Đây cũng là phần chứa phần lớn linh kiện của máy: bo mạch chủ, ram, ổ cứng.

Sau khi tháo 4 con ốc thì mặt đáy được tháo ra rất dễ dàng. Không có keo dán hay thứ gì tương tự như vậy được sử dụng.

Có hai quạt khá lớn ở đây. Hơi nóng sẽ được thổi qua các khe ở mặt sau của chân đế. Nhiệm vụ của nó là làm mát cho các linh kiện ở phần đáy. Các linh kiện đó chủ yếu là chip xử lý và card màn hình toả nhiệt nhiều nhất.

Bạn có thể thấy phần ống đồng dẫn nhiệt hầu hết qua các khu vực ở phần chân đế này.

Đây là ổ cứng SSD SanDiskSanDisk với dung lượng 64GB. Ngoài ổ SSD, máy còn lắp thêm ổ cứng lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn. Ổ SSD có lẽ làm nhiệm vụ lưu trữ tạm tăng tốc độ hoặc để cài hệ điều hành lên đó. Microsoft đã không hoàn toàn trang bị ổ SSD, có lẽ do lo sợ chi phí máy sẽ tăng cao nhiều và khó tiếp cận hơn so với người dùng. Tin vui là ổ cứng bạn có thể thay thế dễ dàng.

Cận cảnh phần ống dẫn nhiệt, làm nhiệm vụ truyền nhiệt để quạt làm mát cho CPU và GPU

Bạn có thể thấy đây là ổ cứng lưu trữ. Ổ 2.5″” SATA: 5400 RPM, 1 Terabyte, SATA 3.0 Gb/s. Muốn nhanh hơn và dung lượng nhiều hơn, bạn có thể thay để chiếc ổ cứng này bằng một ổ SSD

Module điều khiển cho đầu đọc thẻ nhớ, một thứ hữu ích cho dân ảnh mà Apple đã loại bỏ trên Macbook Pro 2016

Đây là cục nguồn của máy. Microsoft đã không sử dụng cục nguồn ngoài mà kết hợp nó luôn trong máy. Nếu bỏ ra thì phần chân đế có thể mỏng hơn nữa.

Tham khảo các mẫu Surface Studio của Surface Việt tại:  https://surfaceviet.vn/surface-studio

Cận cảnh bo mạch chủ

Một số linh kiện ở mặt này:

Và đây là mặt sau của bo mạch:

Mở phần bản lề chỗ tiếp giáp với mặt sau của màn hình. Nhìn kết cấu khá phức tạp. Bản lề này của Surface Studio rất cơ động. Nó cho phép màn hình có thể xoay ra nằm xuống song song với mặt nằm ngang giống như ta đang thao tác trên một bàn giấy.

Cận cạnh phần bản lề. Microsoft có khá nhiều kinh nghiệm khi thiết kế bản lề. Trên Surface Book hoặc Surface Pro, phần bản lề luôn được đánh giá cao với tính cơ động và góc xoay rộng. >> Có thể bạn đang quan tâm Surface pro 6

Đây là phần mặt sau của màn hình. Nó cũng được bố trí khá nhiều linh kiện. Đây là các module điều khiển cho màn hình, card WiFi, USB, card âm thanh,… Tuy nhiên các module này đều là loại mỏng, nhẹ để đảm bảo trọng lượng cho màn hình không bị lật.

Toàn bộ các linh kiện sau khi đã tháo ra. Về cơ bản, Surface Studio khá dễ dàng tháo lắp. Các linh kiện có thể thay thế là SSD và ổ cứng. RAM đã bị hàn chết nên không thể tăng thêm dung lượng. Tuy nhiên máy thiết kế đủ phức tạp nên bạn cần kỹ thuật viên để có thể bung máy mà không thể tự làm ở nhà.

Xem thêm các dòng Surface khác tại Surface Việt, hãy truy cập: https://surfaceviet.vn

Nguồn: iFixit

Exit mobile version