Site icon Hệ thống bán lẻ Surface, phụ kiện Microsoft chính hãng tại Việt Nam

Sự khác biệt giữa Surface Laptop Studio bản i5 card onboard và i7 card rời

Cách đây một năm, Microsoft đã chính thức ra mắt Surface Laptop Studio với thiết kế kiểu dáng mới lạ cùng nhiều chế độ sử dụng khác nhau. Hãy cùng Surface Việt tìm hiểu kỹ hơn về thiết bị này cũng như các phiên bản cấu hình của Surface Laptop Studio để xem Sự khác biệt giữa Surface Laptop Studio bản i5 card onboard và i7 card rời nhé.

1/ Thiết kế

Được coi là sản phẩm kế nhiệm Surface Book trước đây, nhưng Surface Laptop Studio đã thay đổi ngoại hình rất nhiều. Microsoft định hướng sản phẩm mới là laptop đa năng chứ không phải máy tính lai 2-trong-1 nữa.

 

Điểm nhấn tạo nên sức hấp dẫn của Laptop Studio là phần bản lề cho phép thay đổi biên độ của màn hình và chuyển đổi giữa nhiều chế độ khác nhau. Surface Laptop Studio có 3 chế độ sử dụng: chế độ laptop tiêu chuẩn, chế độ trình diễn Stage Mode thích hợp khi thuyết trình hoặc chơi game và chế độ Studio Mode gập lại hoàn toàn như máy tính bảng. Stage Mode và Studio Mode đều phù hợp cho người dùng sáng tạo thao tác với bút Surface Pen và màn hình cảm ứng. 

2/ Màn hình

Phần màn hình của Surface Laptop Studio có kích thước 14,4 inches, tấm nền PixelSense, độ phân giải 2400×1600 pixel, đạt mật độ điểm ảnh 201 ppi. Thông số này không quá ấn tượng nhưng điểm nhấn là tần số quét của máy đã lên tới 120Hz, tương tự Surface Pro 8Pro 9. Phần viền màn hình cũng được thu gọn lại theo xu hướng thiết kế hiện đại ngày nay.

 

Surface Laptop Studio cũng có độ chính xác màu sắc rất tốt với khả năng đạt 100% sRGB, 81% Adobe RGB và 88% DCI-P3. Những người dùng sáng tạo chắc chắn sẽ hài lòng về sản phẩm mới nhất của nhà Microsoft.

Giống như tất cả các sản phẩm Surface, máy có tỷ lệ màn hình 3:2 cao thay vì 16:9 hoặc 16:10. Tỷ lệ này giúp máy có lợi thế hiển thị trong công việc nhiều hơn là giải trí.

3/ Kết nối

Về khả năng kết nối, Surface Laptop Studio có 2 cổng USB 4.0 hỗ trợ công nghệ Thunderbolt 4, 1 cổng Surface Connect chuyên dụng. Kết nối Thunderbolt 4 thời thượng có khả năng mở rộng vô cùng đa dạng, đặc biệt là khả năng cắm thêm eGPU để tăng năng lực xử lý đồ họa của thiết bị, phục vụ các công việc “Studio” một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn.

4/ Cấu hình

Về mặt cấu hình, máy được trang bị vi xử lý Intel Core i5 hoặc i7 thế hệ 11, dung lượng RAM 16 hoặc 32GB, cùng tùy chọn bộ nhớ SSD tối đa lên đến 2TB. Phiên bản laptop Core i5 sẽ dùng GPU tích hợp Intel Iris Xe, trong khi đó bản Core i7 thì còn đi kèm một GPU rời NVIDIA GeForce RTX 3050 Ti. Phiên bản Core i5 cũng chỉ có tối đa 16GB RAM và 512GB SSD, trong khi bản Core i7 có tùy chọn RAM lên tới 32GB và SSD lên tới 2TB. Cụ thể máy có 5 cấu hình để khách hàng chọn lựa như sau:

Microsoft nhắm Surface Laptop Studio tới các đối tượng khách hàng rất rõ ràng: Nó dành cho những người làm việc với dữ liệu, kỹ sư, nhà thiết kế, nhà khoa học, người sáng tạo và nhà phát triển, những người cần một phần cứng chuyên nghiệp.

Cấu hình với Core i5, không có GPU NVIDIA dành cho “những nhà sáng tạo nội dung xã hội”. Những người không có nhu cầu quá cao về đồ họa mà cần một thiết bị linh hoạt để làm việc ở mọi lúc mọi nơi.

Trong khi đó, cấu hình cao nhất với Core i7 và GPU RTX 3050 Ti lại rất phù hợp với những người cần chỉnh sửa hình ảnh, render video ở mức chuyên nghiệp.

Tổng kết:

Surface Laptop Studio là một thiết bị sáng tạo của nhà Microsoft và nó có khả năng biến hình để làm được nhiều tác vụ phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Sự đa dạng trong cấu hình của máy cũng làm nó có thể tiếp cận nhiều người dùng hơn: Phiên bản Core i5 nhẹ nhàng sẽ phục vụ những người dùng sáng tạo nội dung xã hội còn Phiên bản Core i7 mạnh mẽ sẽ phục vụ những người dùng “hardcore” hơn.

Bạn có thấy Surface Studio phù hợp với nhu cầu của bản thân không? Bạn sẽ chọn cấu hình nào của thiết bị này? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Exit mobile version