7 điểm khác biệt giữa Windows 10 và Windows 11 về giao diện và tính năng

Windows 10 và Windows 11 có những điểm khác biệt nào về giao diện cũng như các tính năng kèm theo trên hệ điều hành? Hãy cùng Surface Việt điểm qua 7 điểm khác biệt giữa Windows 10 và Windows 11 sau đây nhé! 

1. Giao diện người dùng và thiết kế:

– Thanh tác vụ (Taskbar) và Menu Start:

Windows 11 có Taskbar mới, được thiết kế gọn gàng hơn và bố trí ở chính giữa màn hình. Chức năng Cortana đã được lược bỏ và thay bằng biểu tượng tìm kiếm đơn giản. Menu Start trên Windows 11 hiển thị các ứng dụng đã ghim (Pinned), có thanh tìm kiếm lớn ở trên cùng và danh sách các hoạt động gần đây ở phía dưới.

so sánh windows 10 với windows 11

Trong khi đó, Windows 10 có Menu Start với danh sách các chương trình cài đặt, Live Tiles và các ứng dụng Microsoft khác.

– Góc bo tròn và thiết kế mềm mại:

Windows 11 sử dụng thiết kế bo tròn ở các góc của cửa sổ, bảng menu và hộp thông báo, tạo cảm giác mềm mại hơn.

2. Snap Layouts và đa nhiệm:

 Windows 11 cung cấp tính năng Snap Layouts, cho phép bạn thiết lập các ứng dụng đang mở theo cách bạn muốn. Windows 10 cũng có chức năng Snap, nhưng Windows 11 cải tiến hơn.

3. Ứng dụng Android:

Windows 11 hỗ trợ chạy ứng dụng Android thông qua Microsoft Store. Trong khi đó Windows 10 không có tính năng này.

👉Xem thêm một số sản phẩm Surface nổi bật đang được nhiều người dùng quan tâm hiện nay

4. Widget:

Windows 11 có Widget để hiển thị thông tin nhanh chóng. Trong khi trên Windows 10 không có tính năng này.

widget-windows-11

5. Nâng cao trải nghiệm cho game thủ:

Windows 11 cung cấp nhiều cải tiến liên quan đến hiệu năng và trải nghiệm chơi game. Và đương nhiên Windows 10 không có những cải tiến tương tự này.

Nâng cao trải nghiệm cho game thủ trên windows 11

6. Yêu cầu phần cứng:

Đối với Windows 11, bộ xử lý (CPU):Tốc độ 1 GHz hoặc nhanh hơn, với 2 lõi trở lên trên bộ xử lý 64 bit tương thích hoặc Hệ thống trên Chip (SoC). Bộ nhớ RAM: Tối thiểu 4GB 64GB. Firmware hệ thống: UEFI (cho Khởi động an toàn). Trusted Platform Module (TPM): Phiên bản 2.0.Hỗ trợ và cập nhật.

Trong khi đó yêu cầu phần cứng của Windows 10 thấp hơn khá nhiều (Bộ xử lý (CPU): Tối thiểu 1 GHz, với 2 lõi trở lên trên bộ xử lý 64 bit tương thích hoặc Hệ thống trên Chip (SoC). Bộ nhớ RAM: 1GB cho phiên bản 32 bit hoặc 2 GB cho phiên bản 64 bit. Dung lượng ổ cứng: 16GB cho hệ điều hành 32 bit hoặc 20 GB cho hệ điều hành 64 bit. Card đồ họa:Microsoft DirectX 9 trở lên với trình điều khiển WDDM 1.0.)

7. Hỗ trợ nâng cấp, cập nhật phần mềm

Windows 11 sẽ nhận được hỗ trợ và cập nhật trong tương lai. Trong khi đó Windows 10 đang dần dần bị loại bỏ hỗ trợ.

Xem thêm:

Như vậy có thể thấy Windows 11 hoàn toàn vượt trội hơn về giao diện cũng như các tính năng, hỗ trợ đi kèm. Tuy nhiên tùy vào nhu cầu sử dụng, và đặc biệt là cấu hình máy của bạn để cân nhắc lựa chọn sử dụng Windows 10 hay nâng cấp lên Windows 11!

Hi vọng những thông tin Surface Việt vừa cung cấp sẽ hữu ích với bạn!

Cùng chuyên mục